Hướng dẫn cách sử dụng điện thoại thông minh

Thứ sáu - 27/12/2024 07:42
Thứ Năm ngày 26/12/2024, giáo viên khối lớp 2 trường Tiểu học Chánh Nghĩa đã thực hiện chuyên đề Giáo dục công dân số cho học sinh tiểu học qua tiết dạy Bài 1: Điện thoại thông minh. Chuyên đề được các giáo viên trong khối cùng họp bàn và lên tiết kĩ lưỡng và đề cử cô Nguyễn Thị Trang thực hiện giảng dạy tại phòng học lớp 2/3.
          Căn cứ vào Công văn số 2436/SGDĐT-VP ngày 13/09/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương về việc tuyên truyền, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số (10/10) năm 2024.
          Căn cứ Kế hoạch số 267/KH-UBND ngày 13/9/2024 của UBND thành phố Thủ Dầu Một về tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia, ngày Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương (10/10) trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một năm 2024.
2001
          Vừa qua, thứ Năm ngày 26/12/2024, giáo viên khối lớp 2 trường Tiểu học Chánh Nghĩa đã thực hiện chuyên đề Giáo dục công dân số cho học sinh tiểu học qua tiết dạy Bài 1: Điện thoại thông minh. Chuyên đề được các giáo viên trong khối cùng họp bàn và lên tiết kĩ lưỡng và đề cử cô Nguyễn Thị Trang thực hiện giảng dạy tại phòng học lớp 2/3.
          Chuyên đề được thực hiện dựa trên sự chỉ đạo của các ban ngành nhằm Giáo dục chuyển đổi số cho công dân trong trường học.
2002

          CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC CÔNG DÂN SỐ
BÀI 1: ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
          Trong thời đại công nghệ số phát triển nhanh chóng, việc giáo dục công dân số trở thành một nội dung quan trọng không chỉ ở các cấp học cao mà ngay từ bậc tiểu học. Đặc biệt, điện thoại thông minh ngày càng phổ biến và có ảnh hưởng lớn đến đời sống của học sinh, do đó việc giáo dục sử dụng thiết bị này một cách hiệu quả và an toàn là vô cùng cần thiết.
2003

          Điện thoại thông minh (smartphone) là thiết bị công nghệ hiện đại được tích hợp nhiều tính năng như gọi điện, nhắn tin, truy cập internet, chụp ảnh và sử dụng ứng dụng. Ngày nay, điện thoại thông minh không chỉ phổ biến trong giới người lớn mà còn thu hút sự quan tâm của trẻ em, bao gồm cả học sinh tiểu học. Việc tiếp cận sớm với thiết bị này mang lại nhiều lợi ích trong học tập và giải trí, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được sử dụng đúng cách. Vì vậy, giáo dục học sinh về cách sử dụng điện thoại thông minh một cách an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm là rất cần thiết.
          Chuyển đổi số trong giáo dục tiểu học là quá trình tích hợp công nghệ số vào các hoạt động giảng dạy, học tập và quản lý, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và giúp học sinh làm quen với các công cụ công nghệ từ sớm. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để học sinh phát triển kỹ năng số và tư duy sáng tạo ngay từ những năm đầu đời.
2004
Hình ảnh giáo viên đại diện tổ khối 2 trường Tiểu học Chánh Nghĩa thực hiện thao tác gọi điện thoại trong chuyên đề thao giảng tổ Bài 1: Điện thoại thông minh tại phòng học lớp 2/3.

Tham gia thực hiện chuyên đề giáo viên trong tổ khối đã hiểu sâu hơn về Tầm quan trọng của mô hình chuyển đổi số trong tiểu học. Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho giáo dục tiểu học. Về nâng cao chất lượng giảng dạy giáo viên có thể sử dụng các công cụ và tài nguyên số để thiết kế bài giảng sinh động và hấp dẫn hơn. Thông qua việc làm quen các thiết bị và phần mềm công nghệ, học sinh có thể chuẩn bị tốt cho định hướng tương lai của bản thân. Ngoài ra, trẻ em còn được tăng cường thêm các ứng dụng học tập trực tuyến, giúp học sinh và giáo viên giao tiếp một các hiệu quả hơn. Mỗi cá nhân học sinh có một cá tính và phong cách học tập riêng. Khi tiếp cận với các thiết bị và ứng dụng thông minh sẽ giúp các em học tập một cách hiệu quả hơn và tốc độ học cũng nhanh hơn.

2005
Học sinh Nhã Uyên lớp 2/3 đang trình bày các bước gọi điện thoại.
2006
Cô Nguyễn Thị Trang đang hỗ trợ các nhóm thảo luận về các bước nhận cuộc gọi từ người khác.
          Chuyển đổi số trong giáo dục tiểu học không chỉ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn trang bị cho học sinh những kỹ năng thiết yếu để hội nhập trong thời đại số. Với sự nỗ lực của giáo viên, nhà trường và sự hỗ trợ từ cộng đồng, chuyển đổi số sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của học sinh.
 

Tác giả: Trường Tiểu học Chánh Nghĩa, Nguyễn Thị Trang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

TRUYỀN HÌNH GIÁO DỤC
Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm28
  • Hôm nay672
  • Tháng hiện tại22,714
  • Tổng lượt truy cập1,179,602
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây