Làm thế nào để việc học online của các em đạt hiệu quả? Làm thế nào để xây dựng các tiết dạy online thật sự chất lượng, không nhàm chán, tạo hứng thú học tập cho các em? Làm thế nào để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin?
CHIA SẺ CHUYÊN ĐỀ - Tháng 11 TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 4
TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
I. Lý do chọn chuyên đề:
Với những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Hiện nay, học sinh toàn tỉnh Bình Dương đang phải thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Do đó, các em học sinh vẫn chưa thể cùng nhau trở lại trường để học tập như trước đây. Thay vào đó các em sẽ được học trực tuyến với giáo viên qua các phần mềm dạy học trực tuyến như: Zoom, K12 Online, Google Meet,… Đây là một thách thức lớn đối với cả giáo viên lẫn học sinh. Vậy làm thế nào để việc học online của các em đạt hiệu quả? Làm thế nào để xây dựng các tiết dạy online thật sự chất lượng, không nhàm chán, tạo hứng thú học tập cho các em? Làm thế nào để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin? Đó chính là những vấn đề trăn trở lớn đối với giáo viên, đặc biệt là giáo viên khối 4. Từ những trăn trở đó, tổ chuyên môn khối 4 đã cùng nhau tìm tòi, thảo luận để xây dựng những tiết dạy học online thật sự bổ ích và thú vị, thu hút học sinh qua chuyên đề “Tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 trong dạy học trực tuyến” nhằm chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, nâng cao hiệu quả học tập. II. Đặc điểm tình hình: 1.Thuận lợi: - Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, hơn 90% học sinh trong khối có thiết bị học trực tuyến. - BGH quan tâm sâu sát, chỉ đạo và hướng dẫn kịp thời nhằm giúp GV thực hiện tốt nhiệm vụ. - GV Tổ khối 4 với những giáo viên trẻ, đầy nhiệt huyết đoàn kết cùng hợp tác hỗ trợ tốt cho những giáo viên khác trong tổ. - Học sinh khối lớp 4 đã quen với nề nếp học tập.
2. Khó khăn:
- Sĩ số HS khá đông, bình quân 37- 40 em/lớp, gây khó khăn trong việc giảng dạy, bao quát kịp thời đặc biệt là trong thời điểm dạy học trực tuyến. - Một số bậc phụ huynh chưa quan tâm đến việc học trực tuyến của các con, còn giao phó cho giáo viên. - Một số giáo viên lớn tuổi còn hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến III. Các biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học trực tuyến:
1. Tạo hứng thú cho học sinh qua” Hoạt động chờ”: Lịch học online đối với học sinh chúng ta đã thông báo trước trong nhóm Zalo. Tuy nhiên thầy cô có thể mở phòng học sớm trước 10 phút để cho các em ổn định và sẽ rất là thiếu sót nếu chúng ta để các em mở máy ngồi mà không có hoạt động gì . Thay vào đó chúng ta có thể thiết kế ra nhiều hoạt động thú vị. Các hoạt động này các em có thể để tự trải nghiệm mà không cần sự tham gia của giáo viên hoặc là nghe một bài hát hoặc là hát karaoke bằng tiếng Việt, tiếng Anh trên YouTube hoặc là tô màu theo số để hoàn chỉnh bức tranh mà giáo viên đưa ra.
Mục đích của việc sử dụng hoạt động chờ là để khuyến khích các em vào lớp sớm, tạo một không khí hào hứng cho lớp học của mình. Buổi học hôm đó có vui hay không, có hào hứng hay không chắc chắn là các em có thể cảm nhận được cái nguồn năng lượng đó đó ngay trước khi khi lớp học bắt đầu. Hoạt động chờ giống như một món ăn khai vị để giúp người dùng cảm thấy ngon miệng hơn trước bữa ăn chính. 2. Tạo hứng thú cho học sinh qua ”Hoạt động khởi động”: Tiếp theo hoạt động chờ là hoạt động khởi động. Có nhiều trò chơi để các thầy cô có thể giúp cho các em làm nóng cơ thể để có có tâm thế vui vẻ hơn trước khi bước vào lớp học. Có rất nhiều hoạt động động từ “No tech” , “Lowtech” và cả “Hitech”. Cụ thể: - Notech là các hoạt động nhún nhảy theo nhạc hay chỉ là các bài động tác thể dục đơn giản.
LowTech chỉ cần tắt mở camera và chúng ta đã cũng có thể tạo ra được một trò chơi cho học sinh mà không cần nhiều đến công nghệ.Ví dụ như: nghe âm thanh tạo ra từ các dụng cụ của giáo viên và đoán âm thanh đó phát ra từ dụng cụ nào, hay lắng nghe các âm thanh giáo viên mở từ Youtube và đoán xem đó là âm thanh của con vật, đồ vật nào,… Nói chung, có rất nhiều hình thức để giáo viên tạo ra các trò chơi Lowtech cho học sinh của mình. Vừa tạo hứng thú cho cả tiết học, vừa tăng độ nhạy bén, khả năng tư duy cho các em.
- Cuối cùng là Hitech. HiTech là những hoạt động chúng ta sẽ sử dụng đến một số ứng dụng bên ngoài để cho học sinh chơi trò chơi. mục đích của hoạt động này là giữ nhiệt nhiệt cho buổi học và tăng sự kết nối giữa giáo viên và học sinh. Vậy chúng ta sẽ khởi động khi nào ? Rất đơn giản chỉ cần thấy không khí lớp học chùn xuống thì chúng ta sẽ cho các em chơi, cho các em làm nóng. Trong lúc dạy giáo viên có thể bao quát lớp bằng cách khảo sát tâm trạng để mình kịp thời điều chỉnh nội dung dạy học sao cho phù hợp. 3. Tăng hứng thú cho học sinh bằng cách “Game hóa” các hoạt động dạy học: Sẽ rất thiếu sót nếu không kể đến các hoạt động game hóa trong dạy học học.Với các hoạt động dạy học từ kiểm tra bài cũ, dạy học bài mới hay củng cố-dặn dò chúng ta đều có thể thay thế các hoạt động được game hóa.Vì nhắc đến game đã có sức hút to lớn với học sinh. Bằng trí sáng tạo và sự tìm hiểu thêm trên các diễn đàn dạy học chúng ta đã khai thác một số game để dạy học mà học trò rất mê như : game Blooket, Kahoot, Quiizz…Nhờ hoạt động game hóa đã biến những kiến thức khô cằn trở nên thật thú vị và hấp dẫn.
Ngoài các trò chơi, chúng ta có thể sử dụng công cụ Padlet trong một số hoạt động dạy học. Công cụ này cho phép các học sinh có thể trình bày bài làm của mình cho các bạn trong lớp xem, các em sẽ nhận được nhận xét bài làm của mình từ phía giáo viên và cả các bạn trong lớp. Tổ lớp 4 đã ứng dụng công cụ Padlet để các học sinh giới thiệu bản thân một cách thật sáng tạo, trình bày bài tập làm văn viết thư, kể chuyện trong giờ học hay đơn giản là giúp học sinh trình bày quan điểm, hiểu biết của mình về một vấn đề nào đó trong chương trình học
4. Tạo hoạt động nhóm trong tiết dạy online:
Hoạt động nhóm trong dạy học online có khó không? Câu trả lời là hoàn toàn không. Chúng ta vẫn có thể cho các em thảo luận nhóm qua tính năng Break out room trong phần mềm Zoom, thảo luận nhóm Online còn linh hoạt hơn thảo luận nhóm trong lớp học Offline . Giáo viên có thể dễ dàng điều tiết học sinh và các nhóm cũng như là giáo viên tham gia thăm nắm tình hình lớp rất dễ dàng.
5. Xây dựng nội quy học trực tuyến ngay từ đầu:
Cũng giống như lớp học Offline lớp học Online chúng ta cũng vẫn phải xây dựng nội quy lớp học. Cũng như là những biện pháp kỷ luật tích cực giúp cho trẻ có động lực học, các quy định này được xây dựng ngay từ đầu từ những việc rất là đơn giản như mở camera trong suốt buổi học hay tắt mic và cư xử văn minh giống như đang học trực tiếp trên lớp.
6. Xây dựng hoạt động “ Tích điểm A” trong các giờ học trực tuyến :
Bên cạnh việc phối hợp với cha mẹ trong việc kiểm tra đánh giá quá trình học tập sinh hoạt ở nhà, chúng tôi còn quan tâm đến việc xây dựng nên một bảng điểm thi đua riêng cho từng lớp và gọi hoạt động đó là hoạt động “ Tích điểm A” Có thể là giáo viên tự xây dựng nên một khung điểm riêng trên lớp mình về việc các em làm bài tập về nhà đầy đủ, tham gia đúng giờ các buổi học hay là trả lời đúng các câu hỏi của giáo viên, về nhà biết làm bài tập đầy đủ, biết tự giác học tập, biết đọc một quyển sách hay cũng được chúng tôi lưu ý và và khuyến khích các em thực hiện.
IV. Phần kết luận: Dạy học online thật sự là một thử thách lớn đối với tất cả chúng ta. Nhưng thử thách đó cũng chính là cơ hội để chúng ta tiếp cận gần hơn với công nghệ thông tin, áp dụng nó để tạo nên những tiết học thú vị cho các em học sinh. Gọi là thử thách không có nghĩa là chúng ta không làm được. Các thầy cô tổ lớp 4 tin rằng: Với sự tận tâm và tinh thần ham học hỏi, cùng tình yêu thương con trẻ, cả cô và trò sẽ cùng nhau học tốt, đồng hành cùng nhau và ai cũng sẽ có niềm vui khi dạy học trực tuyến. Trên đây là nội dung chuyên đề: Tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 trong dạy học trực tuyến. Giáo viên trong tổ cùng thực hiện và bổ sung thêm để thực hiện chuyên đề hoàn thiện hơn.
Chúng tôi trên mạng xã hội