Giới thiệu sách - Chủ đề Tết: Chú Tễu kể chuyện Tết Nguyên Đán
Thứ tư - 24/01/2024 07:52
Thiết thực kỉ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2024) và đón Tết cổ truyền của dân tộc. Thư viện trường tuyên truyền, giới thiệu sách trong buỗi lể sinh hoạt dưới cờ. Giới thiệu sách - Chủ đề Tết: Chú Tễu kể chuyện Tết Nguyên Đán
Kính thưa quý thầy cô cùng các em học sinh thân mến! Chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là đến Tết cổ truyền của dân tộc. Tết Nguyên Đán là Tết lớn nhất của người VN ta. Nhắc đến Tết là chúng ta nghĩ ngay đến niềm vui, đến mùa xuân, đến không khí sum họp đầm ấm và hạnh phúc. Đặc biệt với trẻ em, Tết còn là điều gì đó rất mới mẻ và kì diệu, luôn được háo hức mong chờ với thật nhiều ước mơ. Vậy những ngày Tết này có tự bao giờ? Sự tích thế nào? Trong những ngày Tết người Việt ta thường làm gì? Để giải đáp những câu hỏi thú vị này, hôm nay cô sẽ giới thiệu đến các em quyển sách Chú Tễu kể chuyệnTẾT NGUYÊN ĐÁN của tác giả Lê Phương Liên được NXB Kim Đồng phát hành năm 2019. Sách dày 45 trang, in trên khổ giấy 14,5x18,5cm, giá bìa 30000đ! Các em có nhớ chú Tễu là nhân vật nào không nhỉ? Các em đã được xem múa rối nước ngay tại sân trường mình. Chú Tễu là chú rối nước dân gian Việt Nam mà chúng ta đã được xem những tiết mục quen thuộc của chú Tễu biểu diễn như: chăn vịt, bắt cáo, trèo cây cau... và hôm nay chúng ta sẽ được nghe Chú Tễu kể chuyện Tết Nguyên Đán qua quyển sách này nhé! Cùng với lời kể của chú Tểu là những trang tranh màu được vẽ minh họa rất ấn tượng, bắt mắt, phù hợp với lứa tuổi các em! Các em thân mến! Người xưa thường gắn bó với ánh trăng. Người ta nhìn trăng mà biết thời gian, có hôm trăng tròn, hôm trăng khuyết. Cùng với chu kì của vầng trăng, năm âm lịch ra đời. Năm âm lịch là năm của vàng trăng, gắn bó với nghề nông và là gốc thời gian của Tết. Tết là từ dùng để chỉ thời điểm giao giữa hai khoảng thời gian thay đổi theo thiên văn – khí tượng trong năm. Để biết thêm chi tiết, mời các em đón đọc từ trang 9-11. Hàng năm cứ đền ngày 23 tháng chạp, các em thấy bố mẹ sắm lễ, mua hai mũ ông Táo, một mũ bà Táo và cá chép để cúng Táo quân lên chầu trời. Vậy sự tích Táo Quân như thế nào, mời các em đọc trang 13-15. Mâm cỗ cúng ngày Tết của mỗi gia đình to nhỏ khác nhau nhưng nhà nào cũng có bánh chưng, bánh tét, giò chả, dưa hành… Vậy bánh chưng có từ khi nào, cácem sẽ được đọc trang 37 Sự tích bánh chưng, bánh dày. Năm mới tất cả mọi người gặp nhau trên đường hay đến nhà nhau đều nói những lời chúc tốt đẹp, các bạn nhỏ được mừng tuổi nhưng có thể các em chưa biết cội nguồn cũng như ý nghĩa của nó như thế nào. Mời các em đón đọc trang 25. Trong quan niệm của dân gian, ngày mồng một là ngày chúc Tết vui xuân, nhưng cũng có những điều kiêng kị, chúng ta nên tránh như: Kiêng không quét nhà ngày mồng một Tết. Vậy tục lệ này bắt nguồn từ đâu, mời các em đón đọc trang 28. Trong quyển sách này các em còn được chú Tễu kể cho nghe rất nhiều điều thú vị và những sự tích đặc sắc gắn liền với cái Tết của người Việt chúng ta nữa. Mời các em đón đọc Chú Tễu kể chuyện TẾT NGUYÊN ĐÁN tại thư viện trường mình. Buổi giới thiệu sách của thư viện trường đến đây là hết. Kính chúc quý thầy cô cùng các em đón một mùa xuân mới ấm áp bên gia đình. Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô và các em đã lắng nghe! Sau đây là một số hình ảnh:
Chúng tôi trên mạng xã hội