Bài Múa sạp do giáo viên và học sinh khối 3 trường Tiểu học Chánh Nghĩa thực hiện
Nhảy sạp hay múa sạp (tiếng Anh: Cheraw dance) là một điệu nhảy hoặc múa trên những thanh tre. Đây là nét văn hóa của người dân các dân tộc ở châu Á, nhất là ở Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á như Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippines, đảo Borneo ở Malaysia,... Ở Việt Nam, đây là nét văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Các dân tộc ở Việt Nam thường tổ chức múa sạp vào các ngày hội, lễ tết, như ngày mùa, Tết Nguyên Đán hay vào các đêm trăng sáng (người Khơ Mú ở Điện Biên) Để tổ chức một buổi nhảy sạp, giáo viên chuẩn bị hai cây tre lớn, chắc và đủ dài làm sạp chính, cùng với nhiều cặp sạp con nhỏ hơn. Hai chiếc sạp chính đặt cách nhau một khoảng rộng vừa đủ để gác hai đầu các sạp con; từng cặp sạp con đặt song song, tạo thành một dàn sạp. Sạp được đặt trên một khoảng không gian trống, bằng phẳng để đủ chỗ cho cả những người tham gia múa và khán giả cổ vũ xung quanh. Chúng ta cùng nhìn lại khoảng khắc trong giờ học:
Học sinh được trải nghiệm Múa sạp - điệu múa dân gian của các dân tộc vùng Tây Bắc để giúp các em cảm nhận được nét độc đáo của điệu múa sạp. Học sinh rất hứng thú khi được trải nghiệm thực tế với điệu múa sạp, tiết học diễn ra thật sôi nổi. Thời gian tới, các em sẽ nhiều tiết học ngoài lớp học hơn. Video https://youtu.be/-Eaz3xbqrXY
Chúng tôi trên mạng xã hội